Kiểm định thang máy tại Bình Dương

Quá trình kiểm định thang máy điện ở Việt Nam thực hiện theo quy trình kiểm định thang máy số #QTKĐ 02-2021/BLĐTBXH bao gồm các bước sau đây:

  1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy: Đây là bước đầu tiên, nơi kiểm định viên xem xét hồ sơ chế tạo, lý lịch, hồ sơ lắp đặt và các biên bản kiểm định trước đó.
  2. Kiểm định kỹ thuật bên ngoài: Gồm việc kiểm tra cáp, các chi tiết và bộ phận của cabin để phát hiện khuyết tật.
  3. Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy: Đánh giá tình trạng của các bộ phận quan trọng như động cơ, hệ thống điều khiển, cửa cabin.
  4. Thử vận hành thang máy: Thử vận hành thang máy bao gồm thử không tải, thử tải động 100% tải định mực, thử tải động ở hình thức 125% tải định mức, thử thiết bị báo động cứu hộ.
  5. Xử lý kết quả kiểm định: Dựa trên kết quả thu được từ các bước trên, kiểm định viên sẽ đưa ra quyết định về việc thang máy có đủ điều kiện an toàn để sử dụng hay không.
  6. Trong quy trình này. Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền ký thông qua.
  7. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu.
  8. Bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
    • – Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
    • Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
    • Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

Thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH đã ban hành quy trình kiểm định thang máy, áp dụng cho việc kiểm định lần đầu, định kỳ, và bất thường đối với các loại thang máy.

Anh /Chị biết doanh nghiệp nào mong muốn được tiếp cận với dịch vụ kiểm định và huấn luyện an toàn lao động chất lượng cao xin hãy liên hệ với tôi theo số điện thoại 0971 637 717 hoặc email nhan@hse1.net để được báo giá chi tiết.