Kiểm định nồi hơi một hoạt động quan trọng và bắt buộc đối với Tổ chức/ cá nhân có sử dụng nồi hơi. Dịch vụ kiểm định nồi hơi đảm bảo rằng các thiết bị này hoạt động an toàn, hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật.
Ý nghĩa của dịch vụ kiểm định nồi hơi
- Đảm bảo an toàn: Nồi hơi, nếu không được kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng, định kỳ, có thể gặp phải các vấn đề như sự cố nổ, rò rỉ hơi nước, gây nguy hiểm cho người và tài sản.
- Bảo trì hiệu quả: Kiểm định giúp phát hiện sớm các lỗi nhỏ, từ đó có thể sửa chữa kịp thời trước khi chúng dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng, kéo dài tuổi thọ thiết bị.
- Tuân thủ pháp luật: Các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, trong đó việc kiểm định nồi hơi là một yêu cầu bắt buộc theo Điều 45 – Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Quy trình kiểm định nồi hơi #QTKĐ: 01-2016/BLĐTBXH
- Các hình thức kiểm định: Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng; Kiểm định định kỳ là 02 năm/ 1 lần; Đối với nồi hơi đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Quy trình kiểm định nồi hơi QTKĐ: 01-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra lý lịch của nồi hơi theo QCVN: 01- 2008 – BLĐTBXH gồm các tài liệu
Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn, Bản vẽ chế tạo; Hồ sơ xuất xưởng, hồ sơ lắp đặt và Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa;
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài, bên trong
Kiểm tra bên ngoài về vị trí lắp đặt, sàn thao tác, cầu thang, Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét, Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ.
Kiểm tra bên trong: Kiểm tra tình trạng cáu cặn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của nồi hơi; kiểm tra tình trạng mối hàn. Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi không có các vết nứt, phồng, móp, biến dạng, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối bên trong thiết bị
Bước 3: Kiểm tra thử nghiệm:
Thử bền theo yêu cầu của quy trình: Không quá 6 năm /1 lần, p suất thử khoảng 1,25 lần áp suất làm việc an toàn của thiết bị.
Bước 4: Kiểm tra vận hành;
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.
Kết quả kiểm định đạt yêu cầu. Tổ chức kiểm định sẽ ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của nồi hơi; dán tem kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định và biên bản kiểm định kèm theo
Các tiêu chuẩn và quy định áp dụng
TCVN 12728:2019 Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa
QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
Kết luận
Dịch vụ kiểm định nồi hơi không chỉ đảm bảo sự an toàn mà còn nâng cao hiệu quả vận hành và bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động bắt buộc đối với Tổ chức/ cá nhân có sử dụng nồi hơi, góp phần vào sự ổn định và bền vững của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Để biết thêm thông tin. Quý khách vui lòng liên hệ 0971 637 717
Email: nhan@hse1.net để được tư vấn trực tiếp
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.