HƯỚNG DẪN- BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Thong-ke-bao-cao-ve-an-toan-ve-sinh-lao-dong

Bài viết này nhằm hướng dẫn Người sử dụng lao động tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro, tự kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Điều 81 Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH; thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH:

Các định nghĩa có liên quan

– An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

– Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

– Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.

– Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.

– Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.

– Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương.

– Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

– Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Tại sao người sử dụng lao động phải Thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động ?

Theo quy định tại Điều 81 Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13:

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải thực hiện thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:

a) Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác;

b) Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này;

Theo quy định Điều 3 thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH , việc tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động như sau:

1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (quy định tại Điều 8- 07/2016/TT-BLĐTBXH), người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.

2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời điểm sau đây:

a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;

b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;

c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

3. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây:

Việc kiểm tra thực hiện theo thủ tục sau đây:

– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động,

– Ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động,

– Mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.

– Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử). Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau, Mẫu báo cáo tổng kết công tác ATVSLĐ.

Các nội dung cần thực hiện tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động và báo cáo tổng kết công tác ATVSLĐ:

1. Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh;

2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương;

4. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.

Đồng thời, Người sử dụng lao động phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động quy định tại theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH; đăng ký tài khoản và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến trên trang thông tin điện tử

 ( http://tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn/Default/Index?ReturnUrl=%2F )

Hồ sơ tự kiểm tra phải được lưu giữ trong hồ sơ quản lý doanh nghiệp để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ pháp luật lao động tại doanh nghiệp gồm:

1. Phiếu tự kiểm tra;

2. Kết luận tự kiểm tra;

3. Văn bản thành lập đoàn tự kiểm tra của doanh nghiệp;

4. Các tài liệu, hồ sơ phát sinh trong quá trình tự kiểm tra.

Xử lý Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động:  Tham khảo Điều 19 – Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính Phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

HSE Nguyễn Thành Nhân

Các biểu mẫu đính kèm:

mẫu quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

mẫu sổ thống kê tai nạn lao động cấp cơ sở.

mẫu kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

mẫu báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động.